Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri

Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri
Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri
Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri
Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri
Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri
Lịch sử cây truyền thừa dòng Shakya Shri

1. Ngài Milarepa

Dòng truyền thừa khởi nguồn từ Ngài Milarepa, Ngài là hành giả Yogi xuất sắc nhất xứ  Tây Tạng thời bấy giờ, Ngài được ví như là vua của các hàng giả yogi xứ tuyết. Milarepa là  người sở hữu tất cả những giáo lý tinh túy như thiền Đại Thủ Ấn, sáu học thuyết của Naropa  về Yoga Nội Hỏa, Yoga Thân Như Huyễn, Yoga Giấc Mộng, Yoga Ánh Sáng Nội Tri, Thân  Trung Ấm và Phowa. Tất cả những giáo lý này là những giáo lý khẩu truyền, được truyền  một cách hết sức bí mật và riêng tư giữa bậc thầy và những học trò may mắn.

2. Ngài Ngamzontonpa 

Ngài Ngamzontonpa là một trong những đệ tử của Ngài Milarepa, Ngài sở hữu tất cả  những những giáo lý bí mật và thâm diệu từ Ngài Milarepa như thiền đại thủ ấn, sáu học  thuyết của Naropa.

3. Ngài Togden Shakya Shri 

Nhằm để phát triển mạnh mẽ giáo pháp và độ chúng sinh, Ngài Ngamzontonpa đã hiện  thân trở lại thành Ngài Shakya Shri. Kiếp quá khứ của Ngài Shakya Shri đã từng là Ngài  Sahara, một hành giả Yogi xuất sắc nhất xứ Ấn Độ thời thế kỷ thứ 8. Ngài là một trong 84  đại thành tựu giả Ấn Độ. Ngài Saraha là người sáng lập dòng truyền đại thủ ấn và cũng là  người thành lập nên cộng đồng phật tử kim cương thừa đầu tiên.

Những bậc thầy hóa thân trong hình tướng con người của Ngài Shakya Shri: Ngài Khamtrul Teipa Nyima (Bậc thầy đại thủ ấn), và Ngài Jamyang Khyentse  Wangpo (Bậc thầy về đại toàn thiện).

Những bậc thầy xuất hiện trong thiền định để giảng dạy trực tiếp cho Ngài  Shakya Shri: Đức Liên Sinh, Ngài Saraha và Ngài Naropa (hai Ngài những đại thành  tựu giả trong 84 đại thành tựu giả ấn độ), Ngài Lingchen Repa, Ngài Milarepa, và  Ngài Gyalwang Drukpa thứ nhất - Tsangpa Gyare – Người sáng lập ra dòng truyền  thừa Drukpa. 

Ngài His Holiness Gyalwang Drukpa 10 là đệ tử của Ngài Shakya Shri, và đồng thời  cũng chính là con rể lấy con gái út của Ngài, và Ngài Thuksey Rinpoche 1 là con trai của họ.  Giáo chủ Je Khenpo Gedun Rinchen của Bhutan nói rằng chính ba đệ tử của Ngài Shakya  Shri đã đến Bhutan là Ngài Lopon Monlam Rapzang, Ngài Tenzin Gentsen và Ngài Sonam 

Zangpo đã truyền dạy những giáo lý tinh túy tại Bhutan, ngày nay tất cả các giáo lý tinh túy  của Bhutan như thiền đại thủ ấn, sáu học thuyết của Naropa đều được xuất phát từ ba bậc  thầy này.

∙ Nhờ có Ngài Thuksey Rinpoche 1 phát hiện và giáo dưỡng mà chúng ta có Ngài HH  Gyalwang Drukpa 12 hiện nay. Ngài cũng là người thành lập tu viện Darjeeling, trung  tâm nhập thất Chitiry và vực dậy dòng truyền thừa Drukpa.

Vào cuối cuộc đời, Ngài Shakya Shri đã dâng hiến toàn bộ số tiền Ngài được cúng  dường để trùng tu các bảo tháp, việc trùng tu bắt đầu vào năm 1917. Ngài đã trùng tu bảo  tháp Swayambhunath, bảo tháp Boudhanath và Namo Buddha ở Nepal cho lợi ích của phật  pháp và sự thịnh vượng của chúng sinh.  

Trùng tu bảo tháp Boudhanath ở Nepal

4. Ngài Tripon Pema Chogyal

Ngài Tripon Pema Chogyal là một trong những người con trong trái tim của Ngài Shakya  Shri. Ngài đã đi bộ từ Ladakh đến tây tạng để thụ nhận giáo pháp từ Ngài Shakya Shri. Ngài  đã trở thành một bậc thầy thành tựu và đã dẫn dắt nhiều bậc thầy quan trọng trong dòng  truyền Drukpa Kargyud. Ngài Tripon Pema Chogyal là một hành giả mật thừa vĩ đại, Ngài  được Ngài HH. Gyalwang Drukpa 11 (Người đứng đầu truyền thừa Drukpa) ấn chứng là hóa  thân của Ngài Gyalwa Gotsangpa 1189-1258 (tên thường gọi là Gotsang Gonpo Dorje, là  một trong những hành giả Yogi vĩ đại nhất Tây Tạng thời bấy giờ và là người sáng lập dòng  Drukpa thượng của truyền thừa Drukpa).

Những đệ tử chính của Ngài Ladakh Ngawang Pema Chogyal là: Ngài HH. Gyalwang  Drukpa 11 (Người đứng đầu truyền thừa Drukpa), Ngài Drukpa Thuksey Rinpoche 1, Ngài  Apho Rinpoche (là người con trong tim của Ngài Tripon Pema Chogyal), Ngài Gegen  Khyentse Rinpoche, Ngài Sengdrak Rinpoche, Ngài Lama Dawa Gyaltsen, Ngài Bardok  Chusang Rinpoche.

5. Ngài Apho Rinpoche 

Ngài Apho Rinpoche được nhiều bậc thầy vĩ đại xác nhận là hóa thân về tâm của Ngài  Milarepa, Ngài luôn an trú trong thiền định. Dòng truyền thừa Shakya Shri không chỉ là dòng  truyền các giáo pháp tinh túy mà còn là dòng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong gia  đình. Ngài Apho Rinpoche là con của con trai Ngài Shakya Shri, có tên là Apho Kunlha. Ngài  Sey Rinpoche là con trai của Ngài Apho Rinpoche. Ngài Apho Rinpoche là người con trong  tim của Ngài Pema Chogyal (Ngài là đệ tử vĩ đại nhất của Ngài Shakya Shri, người kế tục  truyền thừa Shakya Shri).

Ngài Apho Rinpoche đến Sikkim theo sự thỉnh cầu từ Ngài Lama Norbu Rinpoche, Lama  Norbu Rinpoche là một trong số các đệ tử của Ngài Shakya Shri. Lama Norbu Rinpoche đã  kể với các đệ tử của mình về lời tiên tri của Ngài Shakya Shri rằng trong tương lai một trong  những hậu duệ của Ngài sẽ tới Garsha. Khi được tin Ngài Apho Rinpoche đã tới Sikkim,  những đệ tử của Ngài Lama Norbu Rinpoche đã nhớ về lời tiên tri mà bậc thầy mình đã kể,  họ liền tới Sikkim để mời Ngài Apho Rinpoche tới Garsha. Họ đã cúng dường cho Ngài Apho  Rinpoche hai tu viện đó là Kardang và Chukta. Ngài Apho Rinpoche đã trao truyền nhiều  giáo pháp ở Garsha và đưa truyền thống tu tập theo dòng truyền thừa Drukpa phát triển  mạnh mẽ ở nơi đây.

Có một đệ tử khác của Ngài Shakya Shri tên là Lama Druk Namgyal, Ngài là người thuộc  làng Kardang ở vùng Garsha, Ngài đã đến Pangi để giảng dạy giáo pháp. Các đệ tử của  Ngài ở Pangi đã mời Ngài Apho Rinpoche đến Pangi và cúng dường Ngài các tu viện như:  Tu viện Sural, tu viện Trashi Choling, tu viện Hunar, tu viện Phunsok Choling, tu viện  Jamnyang Choling ở làng Parmar ở Pangi, tu viện Sangak Choling ở làng Hilutuan ở Pangi. Và sau đó Ngài Apho Rinpoche thiết lập các tu viện này, ngày nay con của Ngài là Ngài Sey  Rinpoche đang cải tạo lại hai tu viện Hunar và Sural.

Nhờ đó, các sư bắt đầu đến Pangi như Ngài Khamdakh Rinpoche đời trước, và nhiều  phật tử từ vùng Ladakh, cùng tập hợp tại tu viện Sural và Trashi Choling để thụ nhận giáo  pháp từ Ngài Apho Rinpoche. Có khoảng 65 sư và hành giả yogi, Ngài Apho Rinpoche đã  truyền dạy nhiều giáo pháp, từ những thực hành căn bản đầu tiên – ngondro, cho đến thiền  đại thủ ấn, và sáu pháp yoga của Naropa. Có vài học trò chỉ vào độ tuổi 16, và họ có thể ngủ  bên ngoài trời tuyết với nhiệt độ -40 C và tuyết dày khoảng 3m mà không cần quần áo.

Ngài Apho Rinpoche sau đó đến vùng Ladakh, tại đó Ngài thiết lập hai trung tâm nhập  thất, một trung tâm tại động Gotsangpa phía trên tự viện Hemis, và trung tâm nhập thất thứ  hai là Khaspang. Tại hai trung tâm này, rất nhiều hành giả đã hoàn thành khóa nhập thất 3  năm để thực hành sáu pháp yoga của Naropa, thiền đại thủ ấn, và nhiều pháp khác. Và hiện  nay các trung tâm này vẫn đang được Ngài Sey Rinpoche hướng dẫn thực hành.

Năm 1969, Apho Rinpoche đã thiết lập trung tâm nhập thất và nhà ở tại Manali, Manali là  vùng đất linh thiêng của các bản tôn Chakrasamvara. Tại đây là nơi tu tập cho rất nhiều các  đệ tử đến từ các vùng miền khác nhau trên dãy himalaya, cũng như các nước trên thế giới  như châu âu, Canada, úc, New Zealand, bắc mỹ. Ngài Sengdrak Rinpoche kiếp trước,  Khamdrak Rinpoche kiếp trước và Langna Rinpoche kiếp trước đã tu tập và thành tựu nơi  đây. Ngài Sengdrak Rinpoche kiếp trước là một tấm gương tu tập vĩ đại, Ngài đã tu 13 lần  pháp tu mở đầu Ngondro, đây quả là một nỗ lực phi thường, và không phải ai cũng làm  được như vậy. 

6. Ngài Gegen Khyentse Rinpoche

Ngài Gegen Khyentse Rinpoche là đệ tử của Ngài Pema Chogyal và Ngài Apho  Rinpoche, Ngài đồng thời lại là thầy của HH. Gyalwang Drukpa 12 (người đứng đầu truyền thừa Drukpa), và Ngài Sey Rinpoche. Ngài vô cùng từ bi và chưa bao giờ thể hiện sự giận 

giữ, Ngài không bao giờ giữ tiền cũng như đồ cúng dường, bất kỳ ai cúng dường Ngài, Ngài  liền cho người khác. Khi Ngài Apho Rinpoche thị tịch vào năm 1974. Ngài Gegen Khyentse Rinpoche được giao phó tiếp nhận các công việc giảng dạy cũng như điều hành các tu viện  do Ngài Apho Rinpoche để lại.

7. Ngài Sey Rinpoche

Ngài H.E Gelek Namgyal, tên thường gọi là Ngài Sey Rinpoche là trưởng dòng truyền  thừa Shakya Shri hiện nay. Ngài được Ngài Thuksey Rinpoche đời trước xác nhận là hóa  thân của Ngài Tripon Pema Chogyal vào lúc 3 tuổi, ngày 6 tháng 1 năm 1966. Ngài H.H  Gyalwang Drukpa 12(trưởng dòng truyền thừa Drukpa) và Ngài Sey Rinpoche được Ngài  Ngài Thuksey Rinpoche 1 nhận làm con nuôi và đưa về tự viện Darjeeling để giáo dưỡng  cùng nhau.

Vào thời điểm Ngài Apho Rinpoche thị tịch vào năm 1974, thì Ngài Sey Rinpoche đang  học tập ở chỗ Ngài Thuksey Rinpoche 1, và sau đó Ngài đã theo học Ngài Khamtrul  Rinpoche đời trước tại tu viện Trasizong. Ngài tiếp tục sang Bhutan để theo học Ngài Sonam  Zangpo (Là đệ tử trực tiếp của Ngài Shakya Shri, người nắm giữ toàn bộ các giáo pháp của  dòng Shakya Shri, là bậc thầy về đại thủ ấn). Bậc thầy về đại toàn thiện của Ngài Sey  Rinpoche là Ngài His Holiness Dilgo Khyentse Rinpoche (Ngài là bậc thầy rất vĩ đại, là Thầy  của Ngài Dalai Lama 14). Năm 1983, Ngài Sey Rinpoche đã đến học tại viện đào tạo về phật  giáo (IBD) tại Dharamshala đến năm 1986. Sau đó Ngài Sey Rinpoche quay trở lại Manali để  ôn tập và thực hành giáo lý tinh túy về kho tàng tâm của dòng Shakya Shri, cũng như những  giáo lý tinh túy của dòng truyền thừa Drukpa, vào thời điểm đó mẹ của Ngài là Ugen Chodon  qua đời. Sau đó Ngài Sey Rinpoche đã nhận trách nhiệm chỉ dạy cho các sư đang được  Ngài Gegen Khyentse Rinpoche giảng dạy. Ngài Sey Rinpoche đã hướng dẫn họ về thiền  đại thủ ấn và sáu pháp yoga của Naropa. 

Sau khi Ngài Gegen Khyentse Rinpoche qua đời, Ngài Sey Rinpoche đã tiếp nhận lại  trách nhiệm của tất các tu viện được nói ở trên. Hiện nay Ngài đang trùng tu lại các tu viện  cổ ở Pangi, ba tu viện đã hoàn thành, hai tu viện vẫn đang được trùng tu. 

Tại tu viện Sural, sẽ có một bức tượng phật Thích Ca Mâu Ni cao hơn 3m, một bức  tượng đức Liên Hoa Sinh cao hơn 2m, và một bức tượng độ mẫu Tara cũng cao hơn 2m. Tại tu viện Hunar, sẽ có tượng phật A Di Đà cao trên 2,6m làm bằng đồng, và sau đó sẽ  được mạ bằng vàng, hai bên là bức tượng đại thế chí và quan thế âm bồ tát.

Một trong hai tu viện này sẽ được sử dụng để giảng các giáo pháp tinh túy và thực hành  thiền định. Còn tu viện kia sẽ dùng để giới thiệu về phập pháp căn bản cho các phật tử địa  phương ở Pangi, đặc biệt là giới trẻ.

Ngài Sey Rinpoche cũng đã viếng thăm các nước đông nam Á để chia sẻ giáo pháp của  Đức Phật như Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông, Nam Hàn Quốc, và các nước châu âu như  Pháp, Đức, Ý, Bỷ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Phần Lan, Hy Lạp, Ba Lan, Anh Quốc và  Argentina. Ngài cũng đã đến các trung tâm phật pháp của truyền thừa Drukpa theo sự thỉnh  mời của Ngài HH. Gyalwang Drukpa 12 (Trưởng dòng truyền thừa Drukpa) như các trung  tâm ở châu âu, trung tâm ở Đông Nam Á như: Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia. 

 

Files

Cảm xúc của bạn là gì ?

like

dislike

love

funny

angry

sad

wow